Tượng đồng Hộ pháp Bất Động Minh Vương
Tượng đồng Hộ Pháp Bất Động Minh Vương Kích thước: Cao 22 cm Chất liệu: đồng Xuất xứ: Phật giáo Tây tạng Bất Động Minh Vương, tên tiếng Phạn là Acalnatha. “Bất Động” chỉ tâm từ bi, kiên cố, không thể xoay chuyển, “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ, “Vương” chỉ chế ngự tất t
Ngọc Kim Cang
@ngockimcangĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Tượng đồng Hộ Pháp Bất Động Minh Vương Kích thước: Cao 22 cm Chất liệu: đồng Xuất xứ: Phật giáo Tây tạng Bất Động Minh Vương, tên tiếng Phạn là Acalnatha. “Bất Động” chỉ tâm từ bi, kiên cố, không thể xoay chuyển, “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ, “Vương” chỉ chế ngự tất thảy hiện tượng. Bất Động Minh Vương có địa vị như nào Bất Động Minh Vương là Bản tôn có địa vị tôn quý quan trọng nhất trong Ngũ đại Minh Vương, được tôn xưng là “Bất Động tôn” hay “Vô Động Tôn”. Ngài có thể sánh ngang với Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng trở thành 3 chủ tôn của tượng Phật dân gian. Dựa theo sự phân loại của Mật giáo về Tam luân thân, ngài là giáo lệnh luân thân của tất thảy chư Phật. Cho nên, ngài còn được gọi là “vua của chư Minh vương”, “chủ tôn của Ngũ đại chủ tôn”. Theo sự truyền thừa của Mật giáo, Minh vương là Như Lai vì nhiếp phục kiếp nạn để độ hóa chúng sinh và tuyên dương chân ngôn diệu pháp mà biến hiện thành chư tôn tướng phẫn nộ. Bất Động Minh Vương lại là Ứng, Hóa thân của Đại Nhật Như Lai, thụ giáo mệnh của Như Lai, thị hiện tướng phẫn nộ, thường an trụ trong lửa tam muội, tiêu trừ chướng nạn và sự ô uế trong ngoài, tiêu diệt tất thảy ma quân oán địch. Bất Động Minh Vương là một trong tám Phật bản mệnh, ngài là Phật bản mệnh tuổi Dậu và Phật bản mệnh tuổi Tuất. Bất Động Minh Vương có hình tượng như nào Theo Phật giáo Tạng truyền, hình tượng của Bất Động Minh Vương thường là tướng phẫn nộ ba đầu, sáu tay hoặc là một mắt, tám tay, ánh mắt nhìn giận dữ, răng cắn chặt. Tay phải cầm kiếm, tượng trưng cho việc đoạn trừ phiền não, ác ma. tay trái cầm dây, biểu thị phương tiện tự tại, đồng thời cũng biểu thị dùng dây đó bắt trói tất thảy ác ma, ác ma lớn nhất chính là ngã chấp. Chỉ cần hàng phục nội tâm, tất cả ma chướng bên ngoài đều sẽ được tịnh hóa. Tạo tượng của Bất Động Minh Vương phần nhiều là tượng ngồi, ít khi có tượng đứng, là việc phỏng theo tín ngưỡng thần Bản tôn Thấp Bà của Ấn Độ giáo. Ở hai bên của Bất Động Minh Vương thường có hai đồng tử Căng Yết La và Chế Tra Già, hoặc là có tám đồng tử hay ba mươi sáu đồng tử thị giả. Ngoài ra, còn có mô hình tạo tượng một mặt, hai tay: Tóc ngài rủ xuống qua vai, mày chau lại phẫn nộ, hai bên khóe miệng lộ ra hai chiếc răng nanh, thị hiện tướng đại phẫn nộ. Thân trên khoác tấm phướn, bên dưới mặc váy da hổ, tay phải cầm kiếm, tay trái nâng dây, cùng với đồng tử đứng dạng chân trên quầng lửa trí tuệ. Hiển thị Bất Động Minh Vương là sự thể hiện của tính tích cực và sức mạnh hành động. Lời nguyện của Bất Động Minh Vương Bất Động Minh Vương đã phát nguyện: “Người lấy thân ta phát tâm Bồ Đề, người nghe danh hiệu của ta dứt ác tu thiện, người tu theo pháp môn của ta được đại trí tuệ, người hiểu tâm ta tức thân thành Phật”. Uy lực của ngài vô cùng lớn, bất luận là Phật giáo ở đâu cũng đều coi trọng việc tu tập pháp môn của vị bản tôn này. Tu tập pháp môn này có thể đoạn trừ tất thảy chướng ngại, phiền não, thuận lợi trên con đường tu thành Phật quả
Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất
Đang cập nhật
Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất
Đang cập nhật
Hạn bảo hành
Không bảo hành
Loại bảo hành
Không bảo hành
Tôn giáo
Phật giáo
Bộ sưu tầm đồ cổ
Không
Xuất xứ
Tây Tạng
Chất liệu
Đồng