Sách - Combo 2 cuốn Hướng dẫn môn học luật Hiến pháp + Hiến pháp (5 năm 2013-1992-1980-1959-1946)
Sách - Combo 2 cuốn Hướng dẫn môn học luật Hiến pháp + Hiến pháp (5 năm 2013-1992-1980-1959-1946)
Sách - Combo 2 cuốn Hướng dẫn môn học luật Hiến pháp + Hiến pháp (5 năm 2013-1992-1980-1959-1946)
1 / 1

Sách - Combo 2 cuốn Hướng dẫn môn học luật Hiến pháp + Hiến pháp (5 năm 2013-1992-1980-1959-1946)

5.0
28 đánh giá
6 đã bán

Quyển 1: Hướng dẫn môn học luật Hiến pháp (sách tham khảo) Tác giả: Nhiều tác giả Xuất bản: 2021 Số trang: 321 Nhà xuất bản Công an Nhân dân Nhà phát hành: Nhà sách Dân Hiền Luật Hiến pháp là một ngành độc lập trong hệt hống pháp luật Việt Nam, đồng thời là một môn họ

140.000₫
-37%
88.200
Share:
Nhà Sách Pháp Luật

Nhà Sách Pháp Luật

@nhasachphapluat.vn
5.0/5

Đánh giá

7.925

Theo Dõi

23.549

Nhận xét

Quyển 1: Hướng dẫn môn học luật Hiến pháp (sách tham khảo) Tác giả: Nhiều tác giả Xuất bản: 2021 Số trang: 321 Nhà xuất bản Công an Nhân dân Nhà phát hành: Nhà sách Dân Hiền Luật Hiến pháp là một ngành độc lập trong hệt hống pháp luật Việt Nam, đồng thời là một môn học bắt buộc trong các cơ sở đào tạo Luật. Đây là môn học luật chuyên ngành đầu tiên mà sinh viên luật được học trong chương trình đào tạo. Môn học Luật Hiến pháp cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng, nguyên tắc để người học tiếp tục học tập, nghiên cứu các môn luật chuyên ngành tiếp theo Việc biên soạn cuốn sách "Hướng dẫn môn học luật Hiến pháp" nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu Luật Hiến pháp của người học. Cuốn sách tập trung phân tích lý giải một cách khoa học các khái niệm, các vấn đề lý luận về hiến pháp cùng nội dung các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành về Luật Hiến pháp. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, học tập, tìm hiểu, cuốn sách được chia ra thành 10 vấn đề. Các vấn đề được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, Trong mỗi vấn đề có các câu hỏi hướng dẫn học tập để người đọc, người học có thể kiểm tra kết quả học tập của mình cũng như sự trang bị cho mình những kiến thức cốt lõi về Luật Hiến pháp Quyển 2: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Công ty phát hành: Nhà Sách Dân Hiền Ngày xuất bản 2021 Số trang 254 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Lao Động LỜI NÓI ĐẦU Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chương I. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Điều 1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Điều 2. 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. ... Điều 119. 1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. 2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. Điều 120. 1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. 2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp. 4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. 5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định. Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013. Nhà Sách Pháp Luật Trân Trongj Giới Thiệu!

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Sản Phẩm Tương Tự