cây giống đinh lăng nếp lá nhỏ
1 - ĐẶC ĐIỂM GIỐNG ĐINH LĂNG NẾP LÁ NHỎ Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m.
1 - ĐẶC ĐIỂM GIỐNG ĐINH LĂNG NẾP LÁ NHỎ Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại. Đinh lăng có hai loại một loại lá to, một loại lá nhỏ. Ở đây mình sẽ mặc định là cây đinh lăng lá nhỏ để ngâm rượu vì đặc tính của cây đinh lăng lá nhỏ mới thực sự là cây đinh lăng được ca tụng là nhân sâm của người nghèo. 2 - CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ CÓ TÁC DỤNG GÌ? Theo Lương y Đinh Công Bảy, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có tác dụng Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm). Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể được sử dụng chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe.Rễ có tac dụng lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng. Liều dùng từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng sắc hoặc ngâm rượu. Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, giúp tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là “cây sâm của người nghèo”. Người Ấn Ðộ còn Dùng đinh lăng lá nhỏ để hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.
Xuất xứ
Trong nước