(Bìa Cứng, Áo Ôm) KINH THÁNH CỰU ƯỚC - Linh mục Nguyễn Thế Thuấn - Nguyên Thảo & Hoài Nguyên (BTV)
(Bìa Cứng, Áo Ôm) KINH THÁNH CỰU ƯỚC - Linh mục Nguyễn Thế Thuấn - Nguyên Thảo & Hoài Nguyên (BTV)
(Bìa Cứng, Áo Ôm) KINH THÁNH CỰU ƯỚC - Linh mục Nguyễn Thế Thuấn - Nguyên Thảo & Hoài Nguyên (BTV)
(Bìa Cứng, Áo Ôm) KINH THÁNH CỰU ƯỚC - Linh mục Nguyễn Thế Thuấn - Nguyên Thảo & Hoài Nguyên (BTV)
(Bìa Cứng, Áo Ôm) KINH THÁNH CỰU ƯỚC - Linh mục Nguyễn Thế Thuấn - Nguyên Thảo & Hoài Nguyên (BTV)
1 / 1

(Bìa Cứng, Áo Ôm) KINH THÁNH CỰU ƯỚC - Linh mục Nguyễn Thế Thuấn - Nguyên Thảo & Hoài Nguyên (BTV)

0.0
0 đánh giá

VỀ KINH THÁNH Kinh Thánh lâu nay đã được xem là một tác phẩm kinh điển nhất mọi thời đại với những kỉ lục mà chưa từng có tác phẩm nào vượt qua được như: cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại (hơn 7 tỉ ấn bản được phát hành (ước tính tới năm 2020)); được dịch ra nhiều

1.399.000₫
-5%
1.329.050
Share:
Nhà Sách Khai Minh

Nhà Sách Khai Minh

@nha-sach-khai-minh
4.8/5

Đánh giá

163

Theo Dõi

192

Nhận xét

VỀ KINH THÁNH Kinh Thánh lâu nay đã được xem là một tác phẩm kinh điển nhất mọi thời đại với những kỉ lục mà chưa từng có tác phẩm nào vượt qua được như: cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại (hơn 7 tỉ ấn bản được phát hành (ước tính tới năm 2020)); được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất (Kinh Thánh trọn bộ được dịch sang 700 ngôn ngữ, và hơn 1.500 ngôn ngữ có bản dịch Tân Ước); cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất, có ảnh hưởng nhất và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới… Kinh Thánh có tên gốc trong tiếng Hy Lạp là Biblia, nghĩa là “sách”; trong tiếng La Tinh là Scriptura, nghĩa là “trước tác” “bài viết”, “bản thảo”; trong tiếng Anh gọi là The Bible, nghĩa là sách kinh điển. Khi chuyển sang Tiếng Việt, các dịch giả sử dụng theo danh từ Hán Việt - thường gọi các sách tôn giáo dạy đạo lý là kinh, nên chúng ta có tên gọi là Kinh Thánh trong Tiếng Việt, được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay, dù tên gọi này mang màu sắc tôn giáo và gây nhiều hiểu lầm cho những độc giả chưa từng tiếp cận. Kinh Thánh gồm hai phần: từ nhiều văn thư được thu lại thành hai bộ lớn là Cựu Ước và Tân Ước trong suốt hơn 1.600 năm từ thế kỷ 12 trước CN cho tới thế kỷ 2, được viết bằng ba ngôn ngữ, chủ yếu là chữ Hebrew (hay Hipri của người Do Thái), Hi Lạp cổ và một vài phân đoạn trong Kinh Thánh được viết bằng tiếng Aram - một cổ ngữ được dùng phổ biến tại Do Thái trong thời Đức Chúa Yêsu. Cựu Ước là Giao ước cũ của người Hebrew (nay gọi là Do Thái) với Thiên Chúa, gồm 46 cuốn chia 4 phần, chứa đựng vũ trụ quan, nhân sinh quan cổ xưa nhất của nhân loại, do nhiều người viết suốt từ năm 1.200 đến năm 100 trước CN. Còn Tân Ước là Giao ước mới của các tín đồ Ki-tô giáo với Thiên Chúa, nguyên văn từ các cổ bản Hi Lạp, ra đời một thế kỷ sau khi xuất hiện đạo Ki-tô, trình bày cuộc đời và học thuyết của Chúa Yêsu. Kinh Thánh có thể được xem là một bách khoa toàn thư rất hữu ích trong việc nghiên cứu nhân loại cổ đại về các mặt lịch sử, chính trị, quân sự, pháp luật, luân lý đạo đức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y học, văn hoá Nên có thể nói chưa đọc và hiểu Kinh Thánh thì rất khó hiểu được nền văn minh phương Tây nói riêng, cũng như thế giới nói chung. VỀ BẢN DỊCH KINH THÁNH CỦA LINH MỤC NGUYỄN THẾ THUẤN Việc chuyển ngữ Kinh Thánh sang tiếng Việt bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, cách đây hơn 100 năm, và đã có khoảng 6 bản dịch đầy đủ của tác phẩm này được xuất bản tại Việt Nam và phổ biến chủ yếu trong cộng đồng Công giáo. Bản tiếng Việt do Omega+ xuất bản là bản dịch của cố Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn - một học giả uyên thâm của Giáo hội Công giáo Việt Nam, lâu nay được xem là một trong những công trình dịch thuật khả tín, khoa học nhất đã từng được xuất bản bằng tiếng Việt, được giới nghiên cứu đánh giá rất cao và là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với các chủng sinh Đại Chủng viện, Học viện của các Dòng Tu… Bản dịch được thực hiện trong hơn 15 năm, kể từ khi Cha Thuấn du học về nước năm 1956 và gần hoàn tất cho đến khi mất năm 1975. Cuối năm 1976, toàn bộ bản dịch Kinh Thánh của Cha được các vị trong dòng tu hoàn thiện phần còn lại dở dang và xuất bản lần đầu tiên tại Sài Gòn. Những điểm nổi bật của bản dịch: - Bản dịch công phu được Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn thực hiện trên các nguyên bản tiếng Hipri, Aram và Hy Lạp, đối chiếu với các bản Syri và Latinh. - Cha Thuấn đã dày công thực hiện việc chú giải Kinh Thánh một cách tỉ mỉ và công phu. Đây cũng là phần nội dung được đánh giá cao so với một số bản dịch khác. - Cha khảo dị những sự khác nhau, thiếu/đủ từng chữ, từng câu trên các văn bản đã khảo sát. Ví dụ: (…) vòng lại những chữ trong văn bản không có, nhưng cần để rõ nghĩa chiếu theo mẹo, hay mạch lạc; hoặc […] vòng lại những chữ, hay câu, chắc được là có trong văn bản cựu trào, nhưng nhiều bản xưa lại không có… - Cha Thuấn còn thực hiện một lớp chú giải khác bên lề sách, với nhiều trang sách chi chít ký tự và số, với mục đích chỉ ra các đoạn khác trùng nhau, đi song song với nhau về ý tưởng trong cùng một quyển sách. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA KINH THÁNH CỰU ƯỚC Kinh Thánh – Cựu Ước là loạt sách quan trọng nói về Giao ước cũ (Cựu Ước – Old Testament) giữa Thiên Chúa và dân Do Thái, trước thời Chúa Yêsu giáng sinh. Loạt sách Cựu Ước trong tay bạn đọc gồm 46 sách, chia thành 4 phần chính, gồm: Lề luật hay Ngũ Kinh (được người Do Thái gọi chung là “Torah”), gồm các sách: Khởi nguyên, Xuất hành, Lêvi, Dân số, Thứ luật. Năm quyển này kể lại liên tục lịch sử của dân Israel từ khởi thủy (Thiên Chúa sáng thế, tạo ra con người và vạn vật…), thiết lập giao ước với Noê, Abraham và các nhân vật Tổ phụ; xuyên suốt thời kỳ xuất hành rời khỏi Ai Cập đi về Đất Hứa, 40 năm lang thang trong sa mạc cho đến khi Môsê (tiên tri lớn nhất của dân Do Thái) chết, tức trước khi dân Do Thái qua được sông Yorđan để vào Đất Hứa. Nội dung quan trọng của phần này, ngoài lý giải về nguồn gốc vũ trụ, nguyên do hình thành Giao ước giữa Thiên Chúa và Do Thái dân được chọn, còn trình bày một cách hệ thống toàn bộ các lề luật/giáo lý quan trọng nền tảng của Do Thái giáo từ khởi thủy. Sử và Truyện: gồm loạt sách Yôsua, Thẩm phán, Bà Rút, 2 sách Samuel, 2 sách các Vua, 2 sách Ký sự, sách Ezra, Nêhêmya, Tôbya, Yuđita, Esther và 2 sách Macabê. So với Ngũ Kinh, nhóm sách Sử và Truyện thuật lại tiến trình lịch sử của người Do Thái, cùng quá trình gìn giữ và duy trì Giao ước thiết lập giữa họ và Thiên Chúa kể từ khi Yôsua đưa dân Do Thái qua sông Yorđan, từng bước chinh phục Đất Hứa, đến thời kỳ Quân chủ thiết lập nhà nước Do Thái, thời kỳ phân chia thành hai vương quốc Yuđa và Israel rồi đến thời mất nước phải chịu cảnh lưu đày; kế đến là thời phục quốc và phục hưng đạo Do Thái, phục hưng Đền thờ ngay trên đất thánh Yêrusalem. Bên cạnh các yếu tố trần thuật về lịch sử của dân tộc và tôn giáo, bộ khung lề luật phủ khắp đời sống tinh thần Do Thái, nhóm Sử và Truyện còn ẩn chứa các chi tiết về dòng dõi của Chúa Yêsu, những ký hiệu sẽ lặp lại ở các sách Tin Mừng (thuộc Tân Ước) báo hiệu sự xuất hiện của một Đấng Mêsia Cứu thế vốn thuộc dòng vua Đavít. Thi phú: gồm các sách Yob, Thánh vịnh, Cách ngôn, Giảng viên, Diệu ca, sách Khôn ngoan và Huấn ca. Nhóm sách này còn được coi như nhóm sách Khôn ngoan, trong đó, những bậc thức giả Do Thái thể hiện sự khôn ngoan của mình thông qua kinh nghiệm sống cá nhân và khả năng luận lý của mình (thậm chí có thể xem là bắt bẻ Thiên Chúa), họ chú tâm tới thân phận của cá nhân con người nhưng đặt dưới ánh sáng soi chiếu của tôn giáo Yavê (Thiên Chúa). So với nền khôn ngoan phương Đông nói chung, cái gọi là khôn ngoan của dân Do Thái đậm chất “sùng đạo”, đầy tính chất biện bạch, vừa thể hiện sự khéo léo, óc xoay xở nhưng đồng thời bộc lộ khía cạnh mánh lới. Chính điều này đã đặt các sách Khôn ngoan ở vào thế gần như đối lập với quan điểm của các Tiên tri. Dẫu vậy, đặt nhóm sách Khôn ngoan trong đối sánh với các sách Tiên tri lại gần như thể hiện hai khía cạnh quan trọng trong đặc tính dân Do Thái: năng lực và sự thiên phú, kinh nghiệm sống sâu sắc và khả năng xoay xở của dân-được-chọn (sự Khôn ngoan), với đòi hỏi tuyệt đối cấp thiết với tồn vong của dân tộc Do Thái đó là gìn giữ lề luật của đạo Do Thái, thông qua việc tuân thủ Giao ước với Thiên Chúa trong bất kể hoàn cảnh sống nào (lời của các Tiên tri). Nhóm sách Tiên tri: gồm các sách của tiên tri Ysaya, Yêrêmya, Êzêkiel và mười hai tiên tri khác. Trong tiếng Hipri (Hebrew), từ dùng để chỉ các tiên tri là Nabi (mà tiếng gốc có nghĩa là “gọi, loan báo”); theo đó, tiên tri là những người giữ trọng trách “người loan báo”, là sứ giả và là người đạo đạt “Lời” của Thiên Chúa. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh các Tiên tri Do Thái hiện lên thường đậm chất giảng thuyết, có thể bị coi là giáo điều, nhưng họ lại là phần tối quan trọng nếu muốn tìm hiểu về Giao ước giữa Thiên Chúa và dân-được-chọn. Qua các sách Tiên tri, người đọc sẽ một lần nữa được lược lại tiến trình lịch sử của dân Do Thái qua các thời kỳ, nhưng lần này là từ giác độ tinh thần của lịch sử Do Thái. Như vậy, qua 4 phần nội dung chủ đạo của Kinh Thánh – Cựu Ước, người đọc được cùng lúc tiếp xúc với lịch sử một dân tộc và tôn giáo ở cùng lúc nhiều khía cạnh: tiến trình hình thành và phát triển của một cộng đồng từ du mục đến cát cứ một vùng đất; hệ thống luật lệ và luật pháp; dân tộc tính; và cuối cùng là khía cạnh thần bí về nguồn gốc khởi thủy và Giao ước với Thiên Chúa độc nhất của dân tộc Do Thái/Do Thái giáo. Xét về khía cạnh tôn giáo, Kinh Thánh – Cựu Ước là một bản văn quan trọng trình bày lịch sử nguồn gốc của ba tôn giáo độc thần: Do Thái giáo, Hồi giáo và Kitô giáo. Cựu Ước trình bày và lý giải mối quan hệ khắng khít giữa Yavê Thiên Chúa và Do Thái dân được Người chọn. Mối liên kết này xoay quanh hoạt động gìn giữ lề luật, trung thành với Giao ước đã thiết lập. Tùy vào mức độ trung tín người Do Thái thực hiện trong từng giai đoạn nhất định mà Thiên Chúa hiện lên ở khía cạnh thương xót hay trừng phạt: thương xót nếu dân/người đại diện biết giữ gìn lề luật và tỏ bày sự thủy chung với Thiên Chúa, cùng hỏa nộ và trừng phạt khi dân thất tín để lòng lung lạc trước ngoại đạo. Riêng với Kitô giáo, trong kết nối với Tân Ước, phần lịch sử của Cựu Ước – nhìn từ nhiều giác độ – cung cấp nhiều dữ kiện dẫn dắt đến lý do cần thiết phải xuất hiện một Đấng Cứu thế, và vai trò-sứ mệnh này, theo tiến trình tôn giáo-dân tộc-lịch sử đã đậu lên vai Chúa Yêsu Kitô, ở đoạn cuối Cựu Ước, khi mà lịch sử Do Thái rơi vào thời kỳ mù mờ lạc lối cao độ giữa lòng đô hộ của Đế chế La Mã, một đế chế với nền cai trị đầy thử thách mà dân Do Thái chưa từng gặp phải trước đó. Và chính ở điểm kết thúc của Cựu Ước, một đêm trường tăm tối nhưng vẫn nhen nhóm niềm tin và hy vọng của phục hưng tôn giáo – chiếu theo “Lời” Thiên Chúa đã phán về Lưu đày và hứa hẹn phục sinh sau đó – thì Tân Ước bắt đầu và nối vào bằng Lời rao giảng của Chúa Kitô: Thời buổi đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần bên! Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng (Mc 1 15).Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Omega Plus

Ngày xuất bản

2023-05-01 00:00:00

Dịch Giả

Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn; BTV: Nguyên Thảo và Hoài Nguyên

Loại bìa

Bìa cứng

Số trang

2388

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan