Hạt giống Mồng tơi lá to - Gói 15G dễ trồng TOTT's fertilizer
Hạt giống Mồng tơi lá to - Gói 15G *Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng - Về chậu ươm: có thể sử dụng chậu nhỏ (dùng chậu lớn nếu không muốn thay chậu sau khi cây hoặc hoa phát triển) hoặc khay ươm hạt giống. Một lưu ý nhỏ là nên ươm hạt trong chậu hoặc khay ươm hạ
Phân cây cảnh
@totts_fertilizerĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Hạt giống Mồng tơi lá to - Gói 15G *Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng - Về chậu ươm: có thể sử dụng chậu nhỏ (dùng chậu lớn nếu không muốn thay chậu sau khi cây hoặc hoa phát triển) hoặc khay ươm hạt giống. Một lưu ý nhỏ là nên ươm hạt trong chậu hoặc khay ươm hạt trước vì chúng ta có thể dễ dàng quản lí độ ẩm của đất, sâu bệnh, dinh dưỡng cho cây con .... - Thuốc trừ nấm nên mua nếu dùng đất trồng bình thường do tỉ lệ nấm bệnh trong đất khá cao . - Về đất trồng : gieo hạt giống bằng hỗn hợp cám dừa và tro trấu (trộn tỉ lệ 7:3 hoặc thậm chí là 100% cám dừa) đều cho kết quả lên mầm ổn định . *Bước 2: Quá trình gieo hạt giống - Chất trồng sau khi trộn đều thì bắt đầu cho vào chậu hoặc khay ươm hạt và tưới đẫm. - Phun thuốc trừ nấm lên mặt chất trồng (bước này cực kì quan trọng) , tốt nhất bạn nên phun liên tục 2 đến 3 lần để thuốc ngấm xuống sâu hơn. - Ngâm hạt : +Hạt có vỏ mỏng như cà chua, ớt... chúng ta có thể ngâm bằng nước mát khoảng 5 đến 8 tiếng. +Hạt có vỏ dày hơn một chút như bầu bí,đậu,khổ qua... thì nên ngâm hạt bằng nước ấm với tỉ lệ 7 lạnh 3 nóng trong một đêm cho vỏ hạt nở ra rồi hãy tiến hành gieo. + + +Hạt siêu nhỏ như Dạ Yến Thảo, xương rồng, thạch lan, sen đá thì nên rải trực tiếp lên bề mặt ươm không nên lấp hạt vì mầm rất bé sẽ không mọc lên được. - Ủ hạt: tùy loại hạt giống mà các bạn gieo, có loại cần ủ vài tiếng hoặc nhiều ngày hoặc không cần ủ. CHÚ Ý: + Đối với một số loại hạt khó nảy mầm như các loại hương thảo hay Oải hương thì các bạn nên sử dụng thêm thuốc kích thích nảy mầm GA3,Atonik... để tăng tỉ lệ nảy mầm. - Gieo hạt: chôn hạt với độ sâu bằng 2 đến 3 lần đương kính của hạt. Đối với các loại hạt quá nhỏ có thể rải trực tiếp. Với các loại hạt to hơn thì chôn sâu khoảng 1-2cm ( nhưng không nên nén đất quá chặt khi chôn vì hạt sẽ không nảy mầm được). - Sau khi gieo hạt xong nên phun sương lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau tốt hơn. *Bước 3: Chăm sóc sau khi gieo hạt - Nhiệt độ: Tùy loại hạt cần nhiệt độ nảy mầm khác nhau, tuy nhiên hầu hết các loại hạt đều có thể nảy mầm ở nhiệt độ từ 20 đến 25*C - Độ ẩm: phải luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để cho đất bị khô . - Vị trí đặt chậu: nơi có ánh sáng khuếch tán (có thể để dưới bóng cây hoặc dùng lưới đan 50% che bóng để tạo ra ánh sáng khuếch tán nhân tạo). - Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng trực tiếp: chuyển nên bón lót trước đất trồng bằng phân bón hữu cơ. - Bón phân: chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 1/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn. - Sâu bệnh: Giai đoạn cây con chúng ta nên chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng hữu cơ) 1 lần/tuần. LƯU Ý: Hạt giống dùng không hết nên cột kĩ và bỏ vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng lại cho những lần sau. #hạtgiống #hatgiongcaosan #hatgiongcaytrong