Hạt giống Cây Ngưu Tất ( cây dược liệu )Gói 50 hạt
Ngưu tất tươi có tác dụng tiêu ung, tán huyết ứ, lợi thấp; mụn nhọt; chữa đau họng, tiểu ra máu, tiểu buốt hoặc sỏi; kinh nguyệt khó khăn; đau bụng kinh, đầu gối nhức mỏi, chấn thương tụ máu. Ngưu tất khi chín thì có tác dụng ích thận, bổ can, cường tráng gân cốt. Ng
GIONGCAYTRONGTIENTHU
@giongcaytrongtienthu.com1993Đánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Ngưu tất tươi có tác dụng tiêu ung, tán huyết ứ, lợi thấp; mụn nhọt; chữa đau họng, tiểu ra máu, tiểu buốt hoặc sỏi; kinh nguyệt khó khăn; đau bụng kinh, đầu gối nhức mỏi, chấn thương tụ máu. Ngưu tất khi chín thì có tác dụng ích thận, bổ can, cường tráng gân cốt. Ngưu tất đã sao và tẩm thì giúp chữa ù tai, can thận hư, đau lưng mỏi gối, bại liệt hoặc tay chân co quắp. Cây ngưu tất là một loại cỏ xước cho nên người ta nhầm với cây cỏ xước Achyranthes aspera L. Cỏ có thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m, cũng có khi tới 2m. Lá mọc đối có cuống, dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ổ đầu cành hoặc kẽ lá. Chọn đất và làm đất: Ngưu tất ưa đất thịt pha cát, tơi xốp, nhiều mùn. Đất phù sa, cao ráo, thoát nước rất hợp với Ngưu tất. Đất nhiều cát sỏi, bạc màu, đất chua mặn không trồng được Ngưu tất. Ruộng trồng Ngưu tất phải được cày bừa, đập đất kỹ. Cày hoặc cuốc sâu có tác dụng làm cho rễ Ngưu tất dài, ăn sâu, cho năng suất cao. Khi lên luống thường bón lót phân chuồng vào lưng chừng luống. Lượng phân chuồng, theo tài liệu Trung Quốc phải bón tới 50 hoặc 60 tấn/ha, nghĩa là 2 – 3 tạ một sào Bắc bộ. Nhưng ở nước ta ít khi dùng lượng phân nhiều như thế. Tuy nhiên không nên trồng chay, năng suất sẽ thấp. Luống làm rộng 70 – 80cm cao 30 – 40cm. ở Trung Quốc người ta còn cày sâu, đập đất nhỏ và lên luống cao tới 70cm. Theo chuyên gia Trung Quốc, làm như vậy sẽ cho củ Ngưu tất dài 70 – 80cm. Khi lên luống đã hoàn chỉnh, rạch 2 hàng dọc trên mặt luống cách nhau 20cm. Rắc phân chuồng bột trộn với tro khô. Gieo hạt Trồng Ngưu tất bằng cách gieo hạt. Hạt được ngâm nước ấm vài giờ, xong trộn với cát khô và tro khô để dễ gieo. Gieo rất thưa trên rạch luống. Gieo xong đậy rơm hoặc rạ. Nếu có nhiều rạ thì đậy cả mặt luống nếu không, ít nhất cũng phải đậy ở rạch luống. Thời vụ gieo: ở miền núi tháng 2 và 3, ở đồng bằng tháng 10 và 11 (cuối thu đầu đông). Chăm sóc Gieo hạt xong, quan trọng nhất là tưới ẩm hàng ngày cho hạt mau nẩy mầm. Khi hạt đã mọc thì bỏ rạ và tưới bằng thùng tưới có hoa sen để cho cây khỏi bết xuống đất. Khi cây có 4 – 5 đôi lá thật thì tưới thêm phân đạm pha loãng hoặc nước tiểu pha loãng để cho cây mau kín luống. Tuyệt đối không được tưới bằng nước phân chuồng tươi sẽ không đảm bảo về an toàn dược liệu. Nếu có cỏ phải làm cỏ, xới xáo, phá váng. Khi cây đã giao tán, kín luống, nhổ tỉa bớt những chỗ quá mau, để cây cách cây 15cm. Có thể tưới bằng cách tát nước vào ruộng, ngập rãnh luống rồi té nước lên mặt luống, làm như vậy sẽ giữ được độ ẩm cho cây. Tiếp đó tháo nước cho rút hết khỏi ruộng. Thu hoạch và chế biến sơ bộ Thời gian thu hoạch ở miền núi vào cuối năm từ cuối tháng 10 đến tháng 12, ở đồng bằng vào tháng 4 đến tháng 5 năm sau. Khi cây đã xuất hiện nhiều lá vàng, ở gốc lá đã rụng dần, đào thử thấy rễ Ngưu tất mập, dài 20 – 30cm là có thể thu hoạch. Trước hết cắt bỏ phần lá, thu gọn vào một chỗ. Dùng thuổng hoặc sà beng đào sâu bẩy đất lên để rễ khỏi bị đứt
Xuất xứ
Việt Nam
Sản Phẩm Tương Tự
Bộ 24 Trái Châu Trong Suốt Kích Thước 6cm Dùng Trang Trí Cây Thông Giáng Sinh
131.000₫