Cây Ăn Thịt Côn Trùng Gọng Vó Drosera Adelae, Cây Băt Mồi Băt Muỗi Hiệu Quả Cao
Gọng vó (Drosera) là một trong những chi thực vật ăn thịt lớn nhất, với 194 loài đã được biết tới, nằm trong họ gọng vó (Droseraceae). Có khả năng hấp dẫn, bắt và tiêu hóa con mồi (thường là côn trùng) bằng cách sử dụng các lông tuyến tiết ra chất keo bao phủ bề mặt l
ToysGardenVN
@toysgardenvnĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Gọng vó (Drosera) là một trong những chi thực vật ăn thịt lớn nhất, với 194 loài đã được biết tới, nằm trong họ gọng vó (Droseraceae). Có khả năng hấp dẫn, bắt và tiêu hóa con mồi (thường là côn trùng) bằng cách sử dụng các lông tuyến tiết ra chất keo bao phủ bề mặt lá. Dinh dưỡng từ con mồi được sử dụng để bổ sung cho cây ngoài nguồn dinh dưỡng nghèo nàn nơi cây sinh trường. Chi gọng vó có rất nhiều loài, kích cỡ đa dạng, phân bố rộng và có thể tìm thấy ở hầu hết các lục địa trừ Châu Nam Cực. Cả tên khoa học (Drosera- bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp δρόσος: drosos =”giọt sương”) và tên tiếng Anh thông thường (Sundew- bắt nguồn từ tiếng La-tinh ros solis, với ý nghĩa giọt sương Mặt Trời) đều mang ý diễn tả giọt chất lỏng lấp lánh trên đầu lông tuyến trông giống như sương buổi sớm. Gọng vó thường là cây lâu năm (một số cây một năm), thân thảo, có dạng tròn thấp hoặc cao, chiều cao có thể từ 1 tới 100 cm phụ thuộc vào loài. Một số loài leo có thể đạt tới chiều dài 3 m ví như loài D.erythrogyne. Theo nghiên cứu, vòng đời của cây có thể lên tới 50 năm. Gọng vó mang những đặc điểm chuyên hóa cho mục đích sử dụng chất dinh dưỡng thông qua việc bắt mồi, những loài Pygmy thì thiếu hụt emzyme giúp việc chuyển hóa Nitrat nên việc bắt mồi trở nên quan trọng. Các loài thuộc chi có thể được chia thành rất nhiều dạng phát triển: +Gọng vó đặc trưng bởi các lông tuyến, đỉnh của các lông tuyến thường được bao phủ bởi chất nhầy dính. Cơ chế bẫy và tiêu hóa con mồi được đảm nhiệm bởi hai nhóm tuyến: Các tuyến có cuống tạo ra chất ngọt để hấp dẫn côn trùng và tiết enzyme để tiêu hóa chúng, Các tuyến không cuống phụ trách việc hấp thụ chất dinh dưỡng (một số loài thiếu hụt các tuyến loại sau như D.erythrorhiza). Con mồi nhỏ thường là côn trùng bị hấp dẫn bởi chất ngọt, ngay khi tiếp xúc với lá, ngay lập tức bị dính bởi chất keo- thứ sẽ ngăn cản và không cho phép chúng chạy trốn. Con mồi thường chết do kiệt sức hoặc chết ngạt do chất keo bao phủ, việc này thường diễn ra trong khoảng 15 phút. Cùng lúc đó, các tuyến của cây tiết ra các enzyme tiêu hóa (esterase, peroxidase, phosphatase và protease) những enzyme này phân hủy xác con mồi và giải phóng chất dinh dưỡng, dinh dưỡng này sau đó được cây hấp thụ qua bề mặt lá. Tất cả các loài gọng vó đều có khả năng di chuyển những lông tuyến để tiếp xúc nhiều hơn với con mồi.
Xuất xứ
Việt Nam
Sản Phẩm Tương Tự
Khay Đựng Mứt Tết,Khay Đựng Bánh Kẹo 5/6 Cánh Xoay 360 Phong Cách Châu Âu Tiện Lợi
150.000₫
Đã bán 103