[12] Tem sưu tập  Tem CTO Việt Nam Tranh Ngũ Hổ ( Hàng Trống Hà Nội ) 1971
[12] Tem sưu tập  Tem CTO Việt Nam Tranh Ngũ Hổ ( Hàng Trống Hà Nội ) 1971
[12] Tem sưu tập  Tem CTO Việt Nam Tranh Ngũ Hổ ( Hàng Trống Hà Nội ) 1971
[12] Tem sưu tập  Tem CTO Việt Nam Tranh Ngũ Hổ ( Hàng Trống Hà Nội ) 1971
1 / 1

[12] Tem sưu tập Tem CTO Việt Nam Tranh Ngũ Hổ ( Hàng Trống Hà Nội ) 1971

5.0
6 đánh giá
2 đã bán

Tên: Bộ tem sưu tập CTO Tranh Ngũ Hổ mã 261 6 con Nội dung: Bộ tem sưu tầm CTO Tranh Ngũ Hổ ms 261 6 con Ngày phát hành bộ tem : 25/11/1971 Mẫu tem/bộ : 6 con, 1 Blốc Khuôn khổ : 90 x 120 Số răng : 0 Số tem in trên tờ : 50 Họa sỹ thi

30.000
Share:
Quà Tặng Sưu Tầm MP

Quà Tặng Sưu Tầm MP

@mpcollection123
4.9/5

Đánh giá

11.741

Theo Dõi

3.331

Nhận xét

Tên: Bộ tem sưu tập CTO Tranh Ngũ Hổ mã 261 6 con Nội dung: Bộ tem sưu tầm CTO Tranh Ngũ Hổ ms 261 6 con Ngày phát hành bộ tem : 25/11/1971 Mẫu tem/bộ : 6 con, 1 Blốc Khuôn khổ : 90 x 120 Số răng : 0 Số tem in trên tờ : 50 Họa sỹ thiết kế : Trần Lương In ấn : ốp-xét nhiều mầu; tại Hung-ga-ri Bộ gồm 6 con tem với hình ảnh và màu sắc khác nhau Màu sắc trong tranh Ngũ Hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh. Nhưng nó vẫn được khu biệt với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm nhân vật. Lối dùng màu này của các nghệ nhân Hàng Trống thể hiện rõ một hàm ý, mang triết lý sâu xa của quan niệm dân gian truyền thống: Hoàng Hổ tướng quân: Con hổ ngồi chỉnh trện giữa tranh được vẽ vờn bằng màu vàng là tượng trưng cho hành Thổ, ứng với trung ương chính điện. Thanh Hổ tướng quân: Con hổ được vẽ bằng màu xanh là tượng trưng cho hành Mộc, ứng với phương Đông. Bạch Hổ tướng quân: Con hổ được vẽ bằng màu trắng là tượng trưng cho hành Kim, ứng với phương Tây. Xích Hổ tướng quân: Con hổ được vẽ bằng màu đỏ là tượng trưng cho hành Hỏa, ứng với phương Nam. Hắc Hổ tướng quân: Con hổ được vẽ bằng màu đen là tượng trưng cho hành Thủy, ứng với phương Bắc. Như vậy 5 nhân vật hổ, được thể hiện bằng 5 màu: đỏ, đen, vàng, xanh, trắng, mang một ý nghĩa tượng trưng cho Ngũ hành. Quan niệm cách thể hiện hình, màu mang tính ước lệ, tượng trưng này trong nghệ thuật dân gian xưa là rất phổ biến. Qua Ngũ Hổ, các nghệ nhân muốn phản ánh những thông điệp huyền bí mang tín ngưỡng dân gian. Từ ánh mắt, hướng quay mặt, từ cách đặt chân của 5 con hổ trong tranh đều mang những thông điệp theo thuyết Ngũ hành. Bức tranh hội đủ 5 sắc màu tượng trưng của Ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của hổ. Ngồi uy nghi giữa tranh là ông hổ màu vàng, xung quanh là 4 ông với 4 màu sắc khác nhau, đỏ, xanh, trắng, đen. Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân cho việc tạo màu trong tranh thờ Ngũ Hổ, là nguyên nhân để hổ vàng đứng giữa và lớn hơn cả. Việc bố trí màu sắc của từng con hổ xung quanh hổ vàng cũng không phải là vô tình. Nếu như trong tranh Ngũ Hổ của làng tranh Đông Hồ, màu sắc của 5 con hổ được bố trí theo quan hệ tương khắc, thì Ngũ Hổ của Hàng Trống lại thể hiện sự tương sinh giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trên đầu hổ vàng, dưới mặt trời đỏ rực rỡ có 7 chấm trắng là hình tượng của chòm Đại hùng tinh. Chân hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi “pháp đại uy nỗ”. Hai bên hổ vàng: bên phải có 5 thanh kiếm, bên trái có 5 lá cờ lệnh. Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong tranh Ngũ Hổ thể hiện sức mạnh của thiên nhiên trong quy luật vận động của vũ trụ và sự tương tác với trái đất. Hỗ trợ cho khí phách của ngũ hổ là những đám mây vần vũ huyền ảo được vẽ ở phía trên và phía dưới là 2 tảng núi cách điệu đối xứng cho 2 ngài hổ đứng. Nhiều người còn cho rằng: nhìn 5 “Ông Ba mươi”, gợi cho người xem cảm giác về một lá bùa chú. Cũng có ý kiến cho

Sản Phẩm Tương Tự